Buông lỏng 3G, người dùng chịu thiệt Kinh doanh Thanh Niên

Buông lỏng 3G, người dùng chịu thiệt Kinh doanh Thanh Niên

relay trung gian Không xây dựng bộ tiêu chuẩn làm căn cứ đo cách tính dung lượng; thiếu các quy trình giám sát, kiểm tra giá cước... là kết quả của việc quản lý lỏng lẻo dịch vụ 3G đang tạo kẽ hở giúp nhà mạng “ăn gian” tiền cước, gây thiệt hại cho người sử dụng. Sáng sớm 9.10, anh Nguyễn Ngọc T. (ngụ phố Khâm Thiên, Q.Đống Đa, Hà Nội) gọi điện cho phóng viên với mong muốn chia sẻ thông tin để giải tỏa nỗi ấm ức. Anh cho biết, tháng trước được con gái tặng chiếc điện thoại đời mới, anh lắp sim MobiFone vào sử dụng. Tiền trong tài khoản còn 600.000 đồng, nhưng chỉ được một ngày đã thấy tin nhắn báo tài khoản hết tiền. Sáng hôm sau anh nạp thêm 200.000 đồng nữa, nhưng vừa đến buổi trưa đã hết veo. "Tôi đến chi nhánh MobiFone tại Đống Đa hỏi thì cô nhân viên lạnh lùng nói anh lắp sim, tự dùng 3G thì anh phải chịu chứ". Không biết kêu ai !
Buông lỏng 3G, người dùng chịu thiệt - ảnh 1

Đối với 3G dù có máy đo rồi nhưng vì thiếu bộ tiêu chuẩn, lại thiếu cơ sở pháp lý nên nhà quản lý không đo để kiểm tra, giám sát xem họ tính như vậy là đúng hay sai

Buông lỏng 3G, người dùng chịu thiệt - ảnh 2

Một chuyên gia viễn thông

Trên mạng xã hội, cộng đồng mạng cũng chia sẻ bài viết Nhà mạng "ăn gian" tiền 3G đăng trên Thanh Niên hôm qua, với nhiều ấm ức. Anh Nguyễn Tiến D. (ngụ Q.Ba Đình, Hà Nội) phàn nàn: "Tôi đăng ký gói 3G - DC300 của Viettel, đáng lẽ sử dụng trong 6 tháng nhưng mới 5 tháng đã bị ngắt. Hỏi tổng đài mới biết mình đăng ký vào ngày 26 nhưng lại bị tính từ mùng 1".
Anh Nguyễn Quốc T. (ngụ Hà Nội) "tố" nhà mạng ăn gian: "Mình đi Mỹ, đã cắt hết 3G, sang đó duy nhất 1 lần mở để vào mạng tìm đường. Vừa bật lên thì báo luôn cước mất 5 triệu đồng (tôi chưa kịp vào mạng làm gì cả). Sau khi về VN, nhà mạng báo cước mất 3,5 triệu đồng. Tôi bảo không dùng 3G, nhắn tin và nhận vài tin sao lại mất cước nhiều thế. Nhà mạng bảo không chỉ 3G mà có thể máy tôi chạy 2G gì đấy. Tôi chịu và phải cắn răng nộp 3,5 triệu đồng mà chẳng biết kêu ai". Phải ban hành tiêu chuẩn tính lưu lượng cước Hành vi "ăn gian", tính sai lưu lượng 3G đã bị nghi ngờ từ lâu, có trường hợp "bắt quả tang", nhưng lại quá ít vì không phải ai cũng am hiểu, có điều kiện, thời gian theo đuổi vụ việc. Người sử dụng có thể nhắn tin để kiểm soát dung lượng cước, có thể biết giá cước nhưng không ai biết được nhà mạng tính lưu lượng đúng, đủ hay tính gian. ống luồn dây điện Đó là một trong những lỗ hổng lớn, vô tình tạo cơ hội cho các nhà mạng "ăn gian" tiền của người dùng. 3G bắt đầu xuất hiện ở VN từ khoảng năm 2009. Theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm 2014 của Bộ TT-TT, tổng số thuê bao 3G đến cuối năm 2014 của VN là 27,5 triệu (thuê bao có phát sinh lưu lượng). Trong số này, Viettel là nhà mạng chiếm gần 50% thị phần 2G có tới 14 triệu thuê bao dùng 3G (tức là cứ 2 người VN dùng 3G thì ít nhất 1 người sử dụng mạng Viettel). Chính vì vậy, dịch vụ này mang lại tới 50% tổng doanh thu cho Viettel. Đối với Vinaphone và MobiFone trong nhiều năm liền 3G là mảnh đất màu mỡ đem lại nguồn thu lớn. Với các thuê bao hiện nay, một tháng chi phí tiền cước 3G tốn hơn rất nhiều so với nhắn tin, gọi điện. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở giá cước cao, tốc độ chậm mà ở cách tính cước mập mờ, thiếu minh bạch. Một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông cho rằng, sở dĩ nhà mạng có thể "ăn gian" là do cơ quan quản lý chưa ban hành được bộ tiêu chuẩn tính lưu lượng 3G. Như đối với thoại (các cuộc gọi đi, gọi đến - PV) hiện nay nhà quản lý định kỳ đo được nên nhà mạng không dám làm bậy. "Còn đối với 3G dù có máy đo rồi nhưng vì thiếu bộ tiêu chuẩn, lại thiếu cơ sở pháp lý nên nhà quản lý không đo để kiểm tra, giám sát xem họ tính như vậy là đúng hay sai", chuyên gia cho biết. TS Cao Sĩ Kiêm, thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cũng cho rằng cá nhân ông rất không hài lòng với sự độc quyền gián tiếp, cũng như tình trạng thiếu công khai, minh bạch tính lưu lượng cước của các nhà mạng, đặc biệt trong cung cấp dịch vụ 3G. Dẫn lại câu chuyện các nhà mạng cùng đề xuất tăng 3G của một gói cước vào thời điểm năm 2013 lên 70.000 đồng, ông nói: "Cùng bắt tay tăng giá cước thể hiện rất rõ sự chiếm lĩnh thị trường của một nhóm doanh nghiệp. Như vậy làm sao có được sự minh bạch, có được dịch vụ chất lượng tốt, giá rẻ cho người tiêu dùng. Giá cước có quy định còn như vậy huống chi cách tính lưu lượng cước không có tiêu chuẩn, tiêu chí gì". Ông cho rằng doanh nghiệp phải luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn vì quyền lợi của chính mình. Đạt được doanh thu lớn, lợi nhuận cao mà trong đó có cả hành vi gian lận, không phải triết lý kinh doanh của doanh nghiệp lớn, có uy tín, thương hiệu. Theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính, cũng giống VN, các nước trao quyền tự chủ, quyền tự định đoạt giá đảm bảo cạnh tranh, công bằng, bình đẳng. Xem thêm Tin tức Tuy nhiên, vẫn có những tiêu chí, khung quy định và hành lang pháp lý chế tài nghiêm khắc trong quản lý cước 3G rất đầy đủ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không dễ gì có thể tăng cước bất hợp lý, hoặc tính sai giá cước bởi luôn có sự giám sát chặt chẽ của các hiệp hội, ủy ban bảo vệ người tiêu dùng. "Rất cần thiết phải ban hành những quy định cụ thể, tiêu chí rõ ràng để quản lý và giám sát dịch vụ 3G", ông Hải đề nghị.
Cơ quan quản lý ở đâu ?
Cứ cho thị trường còn độc quyền nên một số doanh nghiệp tự tung tự tác, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Vậy cơ quan quản lý ở đâu? Cần phải xây dựng được tiêu chí, quy định để quản lý việc tính lưu lượng cước 3G. Qua đó, giám sát kiểm tra, thậm trí là thanh tra, kiểm toán để đảm bảo nó được tính một cách hợp lý, vì quyền lợi của khách hàng. TS Cao Sĩ Kiêm

Anh Vũ

Xem thêm Visa du học, công tắc Sino, công tắc Sino

Previous
Next Post »